Google Display Network đem lại hiệu quả quảng cáo cao hơn cho doanh nghiệp


Rất ít người cho rằng quảng cáo trên mạng nội dung đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến dịch marketing tổng hợp. Google đã luôn đề cập đến việc các nhà quảng cáo hàng đầu của họ đã chạy chiến dịch quảng cáo trên mạng nội dung và liên tục tăng cười đầu tư ngân sách như thế nào. Cuối tháng 9/2011, Google đã phân tích một vài case study điển hình nhằm minh chứng cho hiệu quả của hình thức quảng cáo này.

Với mỗi thương hiệu mà Google dẫn chứng dưới đây, quảng cáo trên Google Display Network đóng vai trò là một phần không thể tách rời của chiến dịch marketing tổng thể quy mô lớn. Để nó hoạt động hiệu quả nhất, họ khai thác mạnh mẽ các tính năng của quảng cáo trên mạng nội dung, áp dụng các chiến lược định hướng, sáng tạo, đo lường và các giải pháp tối ưu hóa phù hợp nhất với muc tiêu chiến dịch của họ. Hãy cùng chúng tôi thống kê những gì họ đã đạt được:


1. Nhờ tính năng Re - marketing trên GDN và True View trên Youtube, Airbnb (trang web đặt phòng trực tuyến tổng hợp) tăng lượng đặt phòng từ 800.000 lên tới 2 triệu đêm. Giám đốc công nghệ đồng thời là đồng sáng lập Airbnb chia sẻ: "Chúng tôi thấy rằng chính các hình ảnh về nơi ở thu hút lượng đặt phòng - Mạng nội dung của Google cho phép chúng tôi đưa ra những hình ảnh hấp dẫn và đó là lý do tại sao Google Display Network đã đem đến thành công cho chúng tôi."




*Ghi chú:
- Tính năng Re-marketing trên Google Display Network cho phép quảng cáo chỉ hiển thị với những người đã từng truy cập website của doanh nghiệp. Theo thống kê của Google, những người đã từng truy cập website của doanh nghiêp, khi nhìn thấy quảng cáo xuất hiện sẽ có khả năng mua hàng cao hơn 21% so với khách hàng thông thường.

- TrueView Ad là một định dạng quảng cáo trên Youtube, mới chỉ áp dụng tại Anh, Mỹ và Canada, cho phép người xem lựa chọn và kiểm soát các thông điệp quảng cáo mà họ muốn xem. Doanh nghiệp chỉ bị tính tiền khi có người xem Video quảng cáo, Google không thu phí theo lượt xuất hiện

2. Dịch vụ Groupon đã thu hút được hàng triệu lượt đăng kí mua hàng nhờ vào khả năng định hướng theo ngữ cảnh và tự động tối ưu hóa trên Google Display Network. Cũng nhờ vào kênh quảng cáo này. Groupon đã mở rộng thị trường từ 1 thành phố lên 43 quốc gia chỉ trong chưa đến 3 năm, với sự hỗ trợ của một chiến dịch hiệu quả.



3. Bằng việc chú trọng tới việc định hướng mục tiêu đa dạng và áp dụng các công cụ tối ưu hóa , Shoe Dazzle đã đạt được tỷ lệ chuyển đổi (tỷ lệ giữa số người mua hàng trực tuyến và số người click vào quảng cáo) lên tới 45%.
Bí quyết của những thành công nói trên là: Một chiến dịch quảng cáo trên mạng nội dung sẽ hiệu quả khi áp dụng các chiến lược thông minh dựa trên 3 vấn đề cốt yếu: định hướng đúng khách hàng mục tiêu, cho họ xem một mẫu quảng cáo hấp dẫn, thống kê và tối ưu hóa hiệu quả.


Định hướng đúng khách hàng mục tiêu : Trong bất cứ chiến dịch nào, để đạt được thành công, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng là bước quan trọng. Thực tế, các marketers cho rằng, mục đích của việc tăng ngân sách cho quảng cáo trên mạng nội dung là nhằm áp dụng được những kỹ thuật định hướng tốt nhất. Từ tính năng Re-marketing cho phép quảng cáo đạt đến 84% người dùng cho một số ngành tiêu biểu, cho đến việc định hướng quảng cáo xuất hiện dựa trên mối quan tâm của người dùng, Google luôn cố gắng chính xác hóa việc kết nối thông điệp quảng cáo với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Đem đến một mẫu quảng cáo hấp dẫn : Khi bạn đã xác định đúng đối tượng, bạn sẽ cho họ thấy điều gì? Với quảng cáo trên mạng nội dung, marketers có một khung hình rộng để kết nối với khách hàng và đem đến chọ họ những gì họ quan tâm. Bất cứ định dạng nào cũng đều có thể đem lại hiệu quả quảng cáo. Thực tế, những case study thành công trên đây đều sử dụng các định dạng quảng cáo tiêu chuẩn thông thường, nhưng với các thông điệp hấp dẫn và cách thiết kế đẹp mắt, họ thực sự đã tạo được ấn tương với khách hàng của họ.

Thống kê và tối ưu hóa thường xuyên. Nhà quảng cáo luôn nhận được lợi ích từ sự rõ ràng và chính xác về các website mà quảng cáo chạy, chi phí phải trả, và các số liệu thích hợp để đo lường hiệu suất chiến dịch, từ đó đưa ra các quyết định tối ưu hóa chiến dịch. Các nhà tiếp thị có thể nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh của số lượt hiển thị và nhấp chuột mà đem lại hiệu quả cho quảng cáo. Và với 10 năm kinh nghiệm trong việc phát triển các thuật toán tối ưu hóa, Google đã đưa ra các công cụ như tối ưu hoá Chiến dịch Display Network, có thể được sử dụng để đấu giá hoàn toàn tự động và nhắm tới mục tiêu đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ ROI.


Nguồn cleverads

Google display network là gì ?

Google Display Network (GDN) là một phương thức quảng cáo trong Google AdWords, cách hiển thị quảng cáo của bạn trên các website đối tác của google như: Zing, Gmail, Blogger,…
Các ưu điểm của Google Display Network :
- Hệ thống mạng quảng cáo lớn nhất thế giới.
- Có độ phủ quảng cáo lên đến 90% người lướt web.
- Quảng cáo được thể hiện trên hệ thống đối tác lớn của google gồm trang web : dantri,tuoitre, VTC, Zing,….
- Khẳng định độ uy tín thương hiệu.
- Đánh trúng vào đối tượng khách hàng với sự chọn lọc theo sở thích, độ tuổi,…

Google Display Network và những phương thức:
- Hình ảnh
- Văn bản
- Video ads

Những kênh mà Google Display Network chạy:
- YouTube và Google Sites
- Doubleclick Ad Exchange
- Partner Sites : tuoitre.vn , tinhte.vn , webtretho.com,….
Với Google Display Network bạn có sự kết hợp tính trực quang hình ảnh và video quảng bá trong quá trình chạy quảng cáo, tự tạo nét riêng trong mỗi banner hay video giúp khẳng định thương hiệu.
Google Display Network sẽ thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn cách hiển thị quảng cáo thông thường (search engine).

Google Display Network là gì?


Facebook Ads và Sponsoted stories là gì ?

Facebook Ads và Sponsored Stories là hai loại quảng cáo chính trên Facebook hiện nay.
Facebook Ads: Doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra quảng cáo và trả tiền đó cho Facebook. Mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ tìm kiếm cho bạn những khách hàng tiềm năng tùy theo yêu cầu của chiến dịch quảng cáo của bạn (Theo độ tuổi, theo khu vực, theo nhu cầu…)
Dưới dây là ví dụ của 2 quảng cáo tài trợ của Facebook :


Sponsored Stories :  những bài viết từ bạn bè của bạn hoặc những trang bạn Giống như một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã trả tiền để làm nổi bật để có một cơ hội tốt hơn bạn sẽ thấy chúng. Thỉnh thoảng chúng tôi tài trợ cho câu chuyện để quảng bá blog này.
Các mẫu Sponsored Stories có thể hiển thị trên New Feeds hoặc cột phía bên phải của Facebook. Nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy các mẫu hiển thị của Sponsored đều có dạng “Người nào đó đã Like…” (phần tô đỏ hình bên dưới).
Mình có đọc được một câu rất hay trong tài liệu do Facebook cung cấp: “Word of mouth is the strongest form of advertising. When someone interacts with your business on Facebook it creates a story. People can see hen their friends endorse your business by liking your Page or connecting with it, and it can influence their own purchasing decisions”. Hãy tự đặt câu hỏi “Nếu bạn thấy ai đó Like một post của Fan Page nào đó trên Facebook, liệu bạn có tò mò để click vào xem thử hay không?” –> Sponsored Stories là một hình thức cực kỳ hiệu quả để tạo hiệu ứng truyền miệng và gây ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Dùng Facebook Ads & Sponsored Stories khi nào?
Để dùng Facebook Ads & Sponsored Stories một cách hiệu quả nhất, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể và mục tiêu rõ ràng.
Mô hình hành vi người dùng AISAS do Dentsu đề xuất
 - Chú ý (Attention): với một Fan Pages mới, việc gây chú ý đến khách hàng tiềm năng là rất khó. Ngoài phương pháp sử dụng Content thật sự tốt (Text, Image, Apps..) hoặc tổ chức Contest, phương án tốt và nhanh nhất là chạy Facebook Ads để gây sự chú ý cho đúng khách hàng tiềm năng của bạn (độ tuổi, giới tính, khu vực). KPI cho Facebook Ads lúc này sẽ là số người thực sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn (số người click vào Ads và số người Like Fan Page)
- Thích (Interest): sau khi đạt được một số fan nhất định (tùy vào mục tiêu của bạn), bạn có thể gây sự thích thú với Sponsored Stories (nhớ là phải target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng). Nội dung của Sponsored Stories có thể như hình bên dưới:
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra tại bước này:
Trường hợp 1: khách hàng tiềm năng thích thú với nội dung Sponsored Stories về Seongay, họ có thể dùng Google để tìm kiếm (Search) với một số từ khóa như “seongay là gì, seongay làm gì, etc.  Tới đây thì nhiệm vụ của bạn là làm SEO hoặc chạy Google Adwords để đánh chiếm các vị trí tốt trên Google, lùa khách hàng về website và dụ dỗ họ mua hàng (Action)
Trường hợp 2: khách hàng tiềm năng có thể click thẳng về link trên bài post để về thẳng website www.seongay.vn. Nhiệm vụ của bạn còn lại chỉ là thuyết phục họ “Action” trên chính website của bạn
- Chia sẻ (Share): bạn phục vụ khách hàng tốt, sản phẩm bạn ok và Fan lên Fan Page để khen bạn, nhưng bao nhiêu người trên Facebook sẽ thấy nội dung này? Sponsored Stories có thể giúp bạn giải quyết việc này
–> Quy trình cơ bản là như vậy, tuy nhiên có bạn có thể tối ưu chi phí Facebook Ads & Sponsored Stories theo từng mục tiêu cụ thể. Nếu bạn không có Fan Page, bạn có thể chạy Facebook Ads về trực tiếp website hoặc Landing Page của bạn.
Facebook Ads & Sponsored Stories tốn chi phí?
Facebook Ads & Sponsored Stories cho phép chúng ta target chính xác đến đối tượng khách hàng và tính tiền bằng CPC, điều này đồng nghĩa bạn chỉ trả tiền khi khách hàng tiềm năng có một hành động cụ thể nào đó mà bạn mong muốn –> tốn chi phí nhưng hiệu quả. Bạn có thể cân nhắc để phù hợp với chiến dịch.
Tại sao bạn vẫn chưa khai thác được hiệu quả Facebook Ads & Sponsored Stories?
- Bạn không có kế hoạch cụ thể khi dùng Facebook Ads & Sponsored Stories: suy cho cùng thì Facebook cũng chỉ là một kênh trong Digital Marketing, vì vậy bạn cần phải có những hoạt động Marketing khác để hỗ trợ thêm cho việc dùng Facebook Ads & Sponsored Stories (SEO, SEM (Google Adwords, Yahoo Ads), Email Marketing ….)
- Bạn làm mọi thứ đều rất okie: kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, nội dung quảng cáo hấp dẫn, website bạn cực tốt… nhưng bạn vẫn không tăng kinh doanh được? Hãy tự hỏi xem sản phẩm và dịch vụ của bạn có vấn đề gì không? Trong Marketing thì Product vẫn là quan trọng nhất đấy.